Mùa mưa là điều kiện thích hợp cho nhiều loài sâu bệnh phát sinh, phát triển; gây hại không chỉ cho thảm cỏ sân vườn mà toàn bộ cây trồng, hoa màu nói chung. Đây cũng là thời điểm người nông dân phải lo lắng kiểm tra đồng áng thường xuyên, để phát hiện sâu bệnh hại, phòng trừ kịp thời. Với người làm vườn để quản lý tốt một số sâu bệnh trong mùa mưa cần chú ý một số vấn đề như sau:
Xử lý úng và nước tưới cho thảm cỏ sân vườn:
Xử lý úng:
Nếu cỏ sân vườn nhà bạn bị úng mỗi khi mưa lớn nên bố trí một số rãnh thoát nước không để thảm cỏ bị ngập úng, nhất là sau các trận mưa to. Để tăng tính thẩm mỹ cho sân vườn, bạn có thể bố trí các đường ống thoát nước bằng ống PVC âm phía dưới thảm cỏ, bố trí các phễu thu nước hợp lý.
Với các sân vườn rộng hơn bạn có thể bố trí mương thoát nước xung quanh vườn. Đồng thời thu nước ở các vị trí bên trong như cách ở trên.
Một phương án chống ngập úng hiệu quả khác. Là bạn có thể dùng máy bơm để bơm nước từ trong sân vườn nhà mình ra ngoài.
Nước tưới:
Với các thảm cỏ sân vườn có hệ thống tưới tự động nên giảm lượng nước tưới bằng cách giảm số lần tưới trong một ngày hoặc giảm thời gian của một lần tưới. Những ngày mưa nhiều liên tục nên tắt hẳn hệ thống tưới tự động và chỉ bật lên khi cần.
Bón phân cân đối, hợp lý:
Tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh, các chế phẩm sinh học. Nhằm tăng cường khả năng chống chịu bệnh cho thảm cỏ, cây trồng trong vườn.
Tăng cường bón canxi (vôi nông nghiệp, phân bón Canxi) giúp hạ phèn, góp phần tiêu diệt các mầm bệnh trong đất và cung cấp thêm lượng canxi cho cây trồng giúp phòng một số bệnh thường gặp ở cỏ như: Thối rễ, thối thân…
Tăng cường bón kali giúp cây chắc khỏe. Kali tăng cường sự tạo thành các mô làm cho cây cứng, cũng nhờ vậy giúp thảm cỏ chống bệnh tốt.
Không bón nhiều đạm sẽ làm cho thảm cỏ yếu, dễ bị sâu bệnh tấn công.
Chọn mua giống cỏ tốt, khỏe mạnh từ những cơ sở cung cấp giống có uy tín.
Làm sạch cỏ dại:
Vào mùa mưa, cỏ dại phát triển rất nhanh. Vì vậy cần làm cỏ dại thường xuyên. Để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại với thảm cỏ trồng. Đồng thời loại bỏ được nơi trú ngụ; ẩn nấp và nguồn lây lan của nấm bệnh, côn trùng gây hại cho thảm cỏ.
Cắt tỉa thảm cỏ định kỳ hàng tháng, không để thảm cỏ phát triển quá cao, quá dầy nhằm tạo độ thông thoáng trên mặt cỏ, làm giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh hại cỏ:
Mùa mưa do nhiệt độ và ẩm độ tăng cao rất thuận lợi cho nhiều loại côn trùng, sâu, nấm bệnh phát triển. Các bạn cần thường xuyên kiểm tra thảm cỏ sân vườn nhà mình để phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời các đối tượng gây hại. Không để sâu bệnh lây lan gây hại trên diện rộng. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, phun phòng hoặc phun trừ tập trung, đúng lúc.
Một số sâu hại cỏ thường thấy:
1. Sâu tơ
Sâu tơ có màu xanh nhạt, sâu non mới nở đục lỗ ăn phần biểu bì dưới và thịt lá. Sau đó, sâu ăn thủng lá thành nhiều lỗ và chỉ còn lại gân lá. Sâu thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá.
2. Sâu keo:
Sâu keo có cơ thể màu nâu, với các đường chạy dọc thân màu trắng. Trên mặt lưng có nhiều điểm nhô cao sẫm màu và thường kèm theo lông cứng. Đầu sâu có màu nâu đỏ có đốm trắng, hoặc màu nâu vàng.
Các giai đoạn sâu hại cỏ và cách nhận biết
Sâu gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cỏ. Và trên tất cả các loại cỏ như: Cỏ Paspalum, cỏ Nhung Nhật, cỏ lá Gừng thái, cỏ Đậu…
Giai đoạn đầu khi ấu trùng mới nở (sâu non). Chúng ăn những lá non trước và làm cho lá bị rách, thủng lỗ.
Kiểm tra các lá của cỏ, đặc biệt là các lá non. Với cỏ lá Gừng thường hay cỏ lá Gừng thái lan có bản lá rộng hơn. Sẽ thấy các đầu lá và xung quanh phiến lá bị rách, khuyết hình răng cưa. Với cỏ Nhung Nhật Bản và cỏ Golf có bản lá kim nhỏ. Sẽ thấy các đầu lá non bị mất là do bị sâu ăn.
Sau 2 – 3 ngày bị sâu tấn công thảm cỏ của bạn sẽ biến đổi thấy rõ. Sang ngày thứ 3 bạn sẽ thấy thảm cỏ xơ xác nhiều nhìn thiếu sức sống.
Ngày thứ 4-5 thảm cỏ bị vàng úa hoặc chuyển sang màu nâu đen từng vạt từng khoảnh lớn. Có những đám gần như trơ trụi lá.
Khi sâu phát triển mạnh
Khi sâu đã phát triển mạnh: Thảm cỏ xơ xác gần như trơ trụi lá. Thảm cỏ từ màu xanh chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu từng vạt. Thậm chí nếu không phát hiện kịp thời sâu sẽ ăn hết toàn bộ lá chỉ còn lại các cọng thân hoặc gốc cỏ. Lúc này thảm cỏ chuyển hẳn sang màu đen như chết hẳn. Nhưng thực ra màu đen là do phân của sâu thải ra và các lá cỏ bị cắn rơi xuống phân hủy.
Sâu lớn rất nhanh và gây hại cũng rất nhanh. Từ khi phát hiện đến ngày thứ 4-5 là chúng có thể làm biến đổi hoàn toàn từ một thảm cỏ đang xanh tốt trở thành một thảm cỏ tiêu điều, trơ trụi lá.
Kiểm tra kỹ dưới gốc cỏ sẽ thấy các sâu nhỏ như que tăm đang lẩn trốn phía dưới. Nếu bạn kiểm tra vào vào buổi chiều tối hoặc ban đêm sẽ thấy sâu bò lên trên mặt cỏ.
Do đó kiểm tra phát hiện sâu hại sớm là cực kỳ cần thiết.
Biện pháp xử lí sâu hại cỏ:
Phương pháp tốt nhất là thường xuyên kiểm tra sâu bệnh cho cỏ. Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho cỏ định kỳ.
Khi phát hiện sâu hại cỏ nên xử lý như thế nào?
Thuốc trừ sâu cỏ:
Sâu cỏ gây hại rất nhanh nhưng cũng dễ xử lý nếu ta phát hiện và phòng trừ kịp thời. Khi phát hiện sâu cỏ cần tiến hành phun thuốc trừ sâu ngay không chần chừ. Ra nơi bán thuốc BVTV gần nhất mua bất kỳ loại thuốc trừ sâu tơ, sâu keo, sâu lông. Hoặc thuốc trừ sâu thông thường nào đều có thể dùng được.
Một số hoạt chất được sử dụng để trừ sâu cỏ như: Hoạt chất Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron.
Các loại thuốc trừ sâu cho thảm cỏ mà vườn ươm Thảm Cỏ Việt thường dùng như: Marshal 200SC; Plutel 5EC (thay thế Reasgant 5Ec); Confido 200sl, Comda 250EC, Decis Repe 2.5SC, Clever 300 WG; Dupont TM Ammate CR ; Indocar 150SC; Match R 050EC;… pha liều lượng gấp 1.5 – 2 lần so với hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất.
Cách phun thuốc trừ sâu cỏ:
Do đặc tính của sâu cỏ hoạt động về đêm, ban đêm sâu bò lên trên để ăn lá cỏ. Còn ban ngày sâu ẩn nấp dưới gốc, rễ, trong các kẽ hở của đất. Do đó khi phun thuốc phải phun vào lúc chiều tối hoặc vào ban đêm là hiệu quả nhất. Thời gian phun hiệu quả nhất khoảng từ 18h chiều – 6h sáng hôm sau. Phun ướt đẫm mặt lá, tránh phun ngày có mưa. Phun liên tục ít nhất 3 lần như vậy, mỗi lần cách nhau từ 3-5 ngày.
Sau khi xử lý xong sâu hại cần tăng cường chăm sóc, bón phân để thảm cỏ phục hồi. Không quên kiểm tra thảm cỏ thường xuyên phòng sâu hại có thể quay trở lại.
Phòng trừ sâu hại với các thảm cỏ sân vườn mới trồng:
Đối với các thảm cỏ sân vườn mới trồng, cỏ là “cây trồng lạ” so với những cây trồng có sẵn ở trong vườn. Nên khả năng bị sâu tấn công là rất dễ xảy ra. Do đó, với các thảm cỏ mới trồng nên phòng trừ sâu cỏ ngay sau khi trồng 5- 7 ngày. Sau đó phun định kỳ hàng tháng theo quy trình chăm sóc như bình thường.
Nếu các Nhà làm vườn làm đúng theo hướng dẫn ở trên. Chắc chắn các bạn sẽ có một thảm cỏ xanh đẹp như ý. Chúc các bạn luôn có một không gian xanh đẹp, thoáng đãng. Để phục vụ cho vui chơi, nghỉ ngơi của gia đình cũng như cho công việc một cách hiệu quả nhất.
Mọi thắc mắc cần tư vấn các bạn có thể liên hệ đến số Hotline 0822.669.779 của Thảm Cỏ Việt để được tư vấn và giải đáp thêm nhé. Chúng tôi là nhà vườn có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất – cung cấp cỏ tự nhiên trồng sân vườn nên có thể giải đáp mọi thắc mắc cho bạn và tư vấn giúp bạn xử lý sâu bệnh hại cỏ một cách hiệu quả nhất.